-
Thưa bà, Bình Dương đã triển khai phong trào Hành động vì nạn nhân CĐDC/dioxin
như thế nào?
-
Căn cứ Công văn số 1374/MTTW-BTT ngày 20-5-2011 của Ban Thường trực UBMTTQ Việt
Nam về việc tổ chức phát động phong trào “Hành động vì nạn nhân CĐDC/dioxin” và
Thông báo số 409/TB-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kỷ niệm 50 năm thảm họa
da cam ở Việt Nam, UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã có công văn chỉ đạo Ban Thường trực
UBMTTQ Việt Nam các huyện, thị thực hiện tốt phong trào này. Một trong những nội
dung quan trọng là tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về
thảm họa da cam ở Việt Nam; vận động các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân CĐDC
cả về vật chất lẫn tinh thần; ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của nạn nhân
CĐDC. Từ tuyên truyền đến hành động, các ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân
hưởng ứng phong trào “Hành động vì nạn nhân CĐDC/dioxin” một cách thiết thực,
phù hợp với tình hình địa phương. Cụ thể có thể giúp đỡ bằng vật chất, công sức,
thời gian, sáng kiến... để chung tay hỗ trợ nạn nhân CĐDC...
Đại
diện UBMTTQ Việt Nam và Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin thăm hỏi và tặng quà cho gia
đình nhiễm CĐDC 2 thế hệ
-
Chiến tranh đã lùi xa. Những hậu quả về kinh tế, văn hóa dần được khắc phục.
Nhưng có những vết thương, những nỗi đau dù chúng ta có bù đắp, giúp đỡ bao
nhiêu cũng không thể vơi được. Đó chính là những nỗi đau về thể xác, hủy hoại cả
tinh thần. Và nạn nhân CĐDC chính là một trong những số đó. CĐDC đã và đang thấm
vào cơ thể của một bộ phận con người Việt Nam, đó là những hình hài bị dị dạng,
què quặt, bại liệt. Họ không biết khóc, cũng không biết cười, sống một đời sống
vô tri vô giác, đau đớn dằn xé suốt cả cuộc đời.
Thời
gian qua, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các
ngành, các cấp và gia đình hết sức quan tâm, chăm sóc nhưng bản thân nạn nhân
CĐDC không thể vượt qua nỗi đau của chính mình. Đó là nỗi đau bệnh tật, đau đớn
cả thể xác lẫn tinh thần và càng đau đớn hơn khi gia đình họ lâm vào cảnh khó
khăn, thiếu thốn vì lo thuốc men, chữa trị cho nạn nhân CĐDC.
-
Chúng ta làm gì để giúp đỡ nạn nhân CĐDC?
-
Việc đầu tiên mà chúng tôi làm là chỉ đạo Thường trực Ban vận động Quỹ Vì người
nghèo các huyện, thị phối hợp cùng các ngành chức năng ở địa phương nắm nhu cầu
nhà ở của hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo có nạn nhân CĐDC để hỗ trợ xây dựng nhà
đại đoàn kết. Theo khảo sát đến thời điểm này có 493 hộ nghèo cần nhà ở, chúng
tôi sẽ tiến hành phúc tra.
Để
có điều kiện giúp đỡ nạn nhân CĐDC, UBMTTQ Việt Nam phối hợp với Hội Nạn nhân
CĐDC/dioxin ra lời kêu gọi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp, các nhà hảo tâm và nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết,
tương thân tương ái để hành động vì nạn nhân CĐDC/dioxin, tiếp tục ủng hộ về vật
chất và tinh thần; luôn sát cánh cùng các nạn nhân CĐDC/dioxin trong cuộc đấu
tranh đòi công lý. UBMTTQ Việt Nam tỉnh cũng phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội nắm lại nhu cầu nhà ở của các gia đình chính sách. Rà soát lại ai
chưa có nhà tình nghĩa thì xây nhà tình nghĩa; nhà nào xuống cấp sẽ sửa chữa.
Đồng thời cũng khảo sát nắm nhu cầu đời sống sinh hoạt của các gia đình chính
sách, ai thiếu phương tiện sẽ được hỗ trợ. Và đương nhiên, gia đình chính sách
có nạn nhân CĐDC sẽ được ưu tiên.
THU
THẢO
Cuộc
chiến tranh hóa học do đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có
quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài
người. Việc khắc phục thảm họa do cuộc chiến tranh này gây ra cần có trách
nhiệm, lương tâm của toàn xã hội và cộng đồng quốc tế.
Ngày
10-8-1961, chiếc máy bay trực thăng H-34 của Không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến
bay rải chất diệt cỏ đầu tiên dọc theo quốc lộ 14 từ Kon Tum lên Đăk Tô, mở đầu
cho chiến dịch rải chất khai hoang, diệt cỏ của quân đội Mỹ tại miền Nam nước ta
(với mật danh “Ranch Hand”). Trong 10 năm (1961-1971), quân đội Mỹ
đã rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học; 61% trong đó là chất da cam (chứa
366kg dioxin) xuống 26.000 thôn, bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha (có 86%
diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần). Gần 1/4
tổng diện tích miền Nam Việt Nam bị phun rải chất độc da cam (CĐDC)/dioxin;
khoảng 86% lượng chất độc phun rải xuống các vùng rừng rậm, 14% còn lại xuống
ruộng vườn, hoa màu.
CĐDC
đã làm cho 4,8 triệu người dân Việt Nam bị phơi nhiễm và hơn 3 triệu người là
nạn nhân. Đến nay, hàng trăm ngàn nạn nhân đã bị chết và hàng trăm ngàn người
khác đang từng ngày, từng giờ vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Thế hệ con, cháu
của các nạn nhân do nhiễm CĐDC đã bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, liệt hoàn toàn
hoặc một phần cơ thể, như: mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung
thư... đang chịu cuộc sống vô cùng khó khăn, nhiều gia tộc có nguy cơ tuyệt tự.
(Trích
bài của Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt
Nam)