Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Đại Hội Thành lập Hội Nạn nhân Chất độc Da cam /Dioxin Huyện Phú Giáo Nhiệm kỳ I (2012 - 2017)

Ngày 31/07/2012, Hội Nạn nhân Chất độc Da cam /Dioxin Huyện Phú Giáo đã tổ chức Đại hội Thành lập Hội Nạn nhân Chất độc Da cam /Dioxin Huyện Phú Giáo Nhiệm kỳ I (2012 - 2017) tại hội trường Huyện Ủy huyện Phú Giáo.
Về dự Đại hội:  Ông Phạm Ngọc Thái, Chủ tịch và Ông Hoàng Sỹ Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội
Nạn nhân Chất độc Da cam /Dioxin tỉnh Bình Dương, Ông Vương Tấn Lực, Phó Bí thư Huyện Ủy, ông Nguyễn Văn Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo, đại diện các ban ngành đoàn thể, xã, thị trấn trên địa bàn huyện. 

Ban chấp hành Hội Nạn nhân Chất độc Da czm /Dioxin Huyện Phú Giáo 
Nhiệm kỳ I (2012 - 2017)

Đại hội đã bầu Ban chấp hành hội gồm 15 thành viên. Ông Phạm Tiến Hóa, cán bộ hưu, đắc cử Chủ tịch hội và Phó chủ tịch gồm các bà Huỳnh Thị Thân và Lê Hồng Túy.
Xem thêm:





Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH: Hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

  Hàng tỷ đồng đó là số tiền mà Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh đã vận động các tổ chức, nhà hảo tâm và Mạnh Thường Quân hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) nhằm xoa dịu nỗi đau của họ trong cuộc sống hiện tại... 
      Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Liên, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh cho biết: “Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả để lại rất nặng nề. Một trong những minh chứng cho cuộc chiến tàn khốc đó chính là những NNCĐDC. Họ từng nếm trải nhiều nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Chính vì vậy, hội luôn quan tâm giúp đỡ NNCĐDC bằng nhiều chương trình nhân đạo, từ thiện”.
 
Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Xây dựng - Địa ốc Kim Oanh tặng quà cho người tàn tật, NNCĐDC

    Một trong những chương trình được thực hiện hàng năm có ý nghĩa mà bà Liên đề cập là “Tặng xe lăn, quà cho người khuyết tật”. Được biết, nhân Ngày Người khuyết tật 18-4 năm nay, Hội CTĐ tỉnh đã trao tặng 350 phần quà cho người khuyết tật và NNCĐDC trị giá 227 triệu đồng. Toàn bộ số tiền do Công ty Cổ phần Xây dựng - Địa ốc Kim Oanh tài trợ. Phần quà tuy nhỏ nhưng thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng với NNCĐDC. Một phụ huynh có con là NNCĐDC nói: “Ai sinh con ra mà không mong muốn con mình khỏe mạnh, thông minh. Vì thế, mỗi khi nhìn con mình ngoắc ngoải mà lớn lên từng ngày, tôi rất đau lòng. Cũng may có sự quan tâm của ban ngành, địa phương đã giúp đỡ vượt qua nỗi đau mà vươn lên”.
      Một trong những chương trình hướng đến NNCĐDC chính là cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”. Thực hiện cuộc vận động này, các cấp hội đã vận động các Mạnh Thường Quân giúp đỡ trên 5.000 đối tượng với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Đồng thời, với gần 4,5 tỷ đồng, các chương trình “Khám chữa bệnh nhân đạo” cũng giúp cho 136.000 lượt người nghèo, NNCĐDC được điều trị bệnh miễn phí và có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện, thẻ bảo hiểm y tế... Song song đó, hội còn phát động phong trào “Tương thân, tương ái” trong cộng đồng, vận động các Mạnh Thường Quân cứu trợ thường xuyên, đột xuất cho những hoàn cảnh khó khăn. Từ đầu năm đến nay, có 6.500 trường hợp được giúp đỡ kịp thời với số tiền trên 1 tỷ đồng.
    Mặc dù hết lòng giúp đỡ NNCĐDC nhưng chỉ là một phần rất nhỏ trong nỗi đau lớn mà họ đang gánh chịu. Họ vẫn thiệt thòi, có người hàng ngày vẫn chịu cảnh cơ cực, đói nghèo. Bởi họ chỉ là đứa trẻ không lớn vì bị thiểu năng trí tuệ... Hơn lúc nào hết, NNCĐDC rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

    THU THẢO

Phó Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trần Thị Sơn: Hành động vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Chiến tranh đã lùi xa nhưng thảm họa da cam vẫn còn đó. Chất độc da cam (CĐDC) đã gây nên biết bao đau thương cho người dân Việt Nam nói chung và người dân Bình Dương nói riêng. Để chia sẻ phần nào nỗi đau đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam tỉnh đã phát động phong trào “Hành động vì nạn nhân CĐDC/dioxin”. Phóng viên Báo Bình Dương có cuộc trò chuyện với bà Trần Thị Sơn, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh về hoạt động ý nghĩa này.
- Thưa bà, Bình Dương đã triển khai phong trào Hành động vì nạn nhân CĐDC/dioxin như thế nào? 
- Căn cứ Công văn số 1374/MTTW-BTT ngày 20-5-2011 của Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam về việc tổ chức phát động phong trào “Hành động vì nạn nhân CĐDC/dioxin” và Thông báo số 409/TB-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam, UBMTTQ Việt Nam tỉnh đã có công văn chỉ đạo Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam các huyện, thị thực hiện tốt phong trào này. Một trong những nội dung quan trọng là tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về thảm họa da cam ở Việt Nam; vận động các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân CĐDC cả về vật chất lẫn tinh thần; ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của nạn nhân CĐDC. Từ tuyên truyền đến hành động, các ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân hưởng ứng phong trào “Hành động vì nạn nhân CĐDC/dioxin” một cách thiết thực, phù hợp với tình hình địa phương. Cụ thể có thể giúp đỡ bằng vật chất, công sức, thời gian, sáng kiến... để chung tay hỗ trợ nạn nhân CĐDC...

 Đại diện UBMTTQ Việt Nam và Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin thăm hỏi và tặng quà cho gia đình nhiễm CĐDC 2 thế hệ

- Đời sống của những nạn nhân CĐDC trên địa bàn tỉnh ra sao, thưa bà?
- Chiến tranh đã lùi xa. Những hậu quả về kinh tế, văn hóa dần được khắc phục. Nhưng có những vết thương, những nỗi đau dù chúng ta có bù đắp, giúp đỡ bao nhiêu cũng không thể vơi được. Đó chính là những nỗi đau về thể xác, hủy hoại cả tinh thần. Và nạn nhân CĐDC chính là một trong những số đó. CĐDC đã và đang thấm vào cơ thể của một bộ phận con người Việt Nam, đó là những hình hài bị dị dạng, què quặt, bại liệt. Họ không biết khóc, cũng không biết cười, sống một đời sống vô tri vô giác, đau đớn dằn xé suốt cả cuộc đời.
Thời gian qua, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các ngành, các cấp và gia đình hết sức quan tâm, chăm sóc nhưng bản thân nạn nhân CĐDC không thể vượt qua nỗi đau của chính mình. Đó là nỗi đau bệnh tật, đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần và càng đau đớn hơn khi gia đình họ lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn vì lo thuốc men, chữa trị cho nạn nhân CĐDC.
- Chúng ta làm gì để giúp đỡ nạn nhân CĐDC?
- Việc đầu tiên mà chúng tôi làm là chỉ đạo Thường trực Ban vận động Quỹ Vì người nghèo các huyện, thị phối hợp cùng các ngành chức năng ở địa phương nắm nhu cầu nhà ở của hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo có nạn nhân CĐDC để hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết. Theo khảo sát đến thời điểm này có 493 hộ nghèo cần nhà ở, chúng tôi sẽ tiến hành phúc tra.
Để có điều kiện giúp đỡ nạn nhân CĐDC, UBMTTQ Việt Nam phối hợp với Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin ra lời kêu gọi các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái để hành động vì nạn nhân CĐDC/dioxin, tiếp tục ủng hộ về vật chất và tinh thần; luôn sát cánh cùng các nạn nhân CĐDC/dioxin trong cuộc đấu tranh đòi công lý. UBMTTQ Việt Nam tỉnh cũng phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nắm lại nhu cầu nhà ở của các gia đình chính sách. Rà soát lại ai chưa có nhà tình nghĩa thì xây nhà tình nghĩa; nhà nào xuống cấp sẽ sửa chữa. Đồng thời cũng khảo sát nắm nhu cầu đời sống sinh hoạt của các gia đình chính sách, ai thiếu phương tiện sẽ được hỗ trợ. Và đương nhiên, gia đình chính sách có nạn nhân CĐDC sẽ được ưu tiên.
THU THẢO
Cuộc chiến tranh hóa học do đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Việc khắc phục thảm họa do cuộc chiến tranh này gây ra cần có trách nhiệm, lương tâm của toàn xã hội và cộng đồng quốc tế.
Ngày 10-8-1961, chiếc máy bay trực thăng H-34 của Không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất diệt cỏ đầu tiên dọc theo quốc lộ 14 từ Kon Tum lên Đăk Tô, mở đầu cho chiến dịch rải chất khai hoang, diệt cỏ của quân đội Mỹ tại miền Nam nước ta (với mật danh “Ranch Hand”). Trong 10  năm (1961-1971), quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học; 61% trong đó là chất da cam (chứa 366kg dioxin) xuống 26.000 thôn, bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha (có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần). Gần 1/4 tổng diện tích miền Nam Việt Nam bị phun rải chất độc da cam (CĐDC)/dioxin; khoảng 86% lượng chất độc phun rải xuống các vùng rừng rậm, 14% còn lại xuống ruộng vườn, hoa màu.
CĐDC đã làm cho 4,8 triệu người dân Việt Nam bị phơi nhiễm và hơn 3 triệu người là nạn nhân. Đến nay, hàng trăm ngàn nạn nhân đã bị chết và hàng trăm ngàn người khác đang từng ngày, từng giờ vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Thế hệ con, cháu của các nạn nhân do nhiễm CĐDC đã bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, liệt hoàn toàn hoặc một phần cơ thể, như: mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư... đang chịu cuộc sống vô cùng khó khăn, nhiều gia tộc có nguy cơ tuyệt tự.
(Trích bài của Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam)

Ảnh 'em bé da cam' Việt Nam đoạt giải của UNICEF

Bức ảnh cô bé Nguyễn Thị Lý, nạn nhân của chất độc da cam ở Đà Nẵng, của một nhiếp ảnh gia người Mỹ đã đoạt giải ảnh của năm do Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) trao tặng.
Bức ảnh chụp em Nguyễn Thị Lý đoạt giải ảnh của UNICEF.
Bức ảnh chụp em Nguyễn Thị Lý đoạt giải ảnh của UNICEF.
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Ed Kashi cho thấy gương mặt của cô bé Nguyễn Thị Lý, 9 tuổi, bị méo mó vì hậu quả của chất độc da cam. "Nhiếp ảnh gia Ed Kashi đã tận dụng tài tình ánh sáng và bóng tối để nhấn mạnh khát khao về một cuộc sống bình thường của cô bé tàn tật", đại diện của UNICEF nhận xét về bức ảnh được chụp tháng 7-2010 và thêm rằng nó cho thấy hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh dù 35 năm đã qua đi.
Trong thời gian 1961-1971, quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường Việt Nam hơn 7,5 triệu lít chất da cam có nồng độ dioxin cao. Loại hóa chất độc này được coi là có liên hệ mật thiết với hiện tượng sảy thai, dị tật bẩm sinh và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Hiện ở Việt Nam có 3 triệu nạn nhân chất da cam.
Hằng năm UNICEF trao giải cho những bức ảnh xuất sắc, ghi lại đời sống của trẻ em khắp thế giới. Ed Kashi là người thứ 11 nhận được giải thưởng ảnh của năm.
Năm nay, có tổng cộng 1.263 bức ảnh từ 33 nước được gửi tới UNICEF. Giải nhì thuộc về bức ảnh chụp hai cô bé chơi với cánh tay giả của một cậu bé ở Afghanistan. Bức ảnh đoạt giải ba chụp một cô gái phải làm gái mại dâm từ bé ở Bangladesh.
Theo VNE

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Vượt lên nỗi đau da cam

Tôi vẫn nghe mọi người nhắc đến nạn nhân da cam nhưng hôm nay mới được chứng kiến nỗi đau của họ. Câu chuyện về gia đình ông Nguyễn Văn Thỉ (ở phường Định Hòa, TX.TDM) - một trong số nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC) mà tôi muốn kể lại nhân kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam tại Việt Nam (10.8.1961 - 10.8. 2011) và Ngày Hành động vì nạn nhân CĐDC. 
Ghé thăm gia đình ông Thỉ vào một ngày cuối tuần khi những cơn mưa giông bắt đầu kéo đến. Trong căn phòng khách rộng chừng 10m, em Nguyễn Thế Dũng - con ông Thỉ vẫn nằm mê mệt trên sàn nhà với những cơn co giật, tay chân co quắp. Vợ chồng ông Thỉ tất tưởi chạy khắp nhà tìm mọi cách xoa dịu cơn đau của con nhưng dường như máu trong miệng Dũng đang sắp trào. Ông Thỉ lặng lẽ lau nước mắt, nghẹn ngào “đã 17 năm rồi nhưng vợ chồng tôi vẫn không thích nghi được với hoàn cảnh này, vẫn lật đật, lo sợ như ngày đầu tiên nó lên cơn giật”.
Nguyễn Thế Anh ân cần chăm sóc người em Nguyễn Thế Dũng


Ông Thỉ đã từng tham gia kháng chiến trên chiến trường Quảng Trị. Ngày đất nước hoàn toàn độc lập, ông được đơn vị chuyển vào Nam rồi từ đó ông gắn bó với mảnh đất Bình Dương. Trong 2 người con thì ông Thỉ dành hết tình thương cho Dũng và đặt nhiều hy vọng vào người con trai thứ Nguyễn Thế Anh.
Lớn lên trong hoàn cảnh gia đình nghèo khó, chứng kiến di chứng chiến tranh còn để lại trong tâm hồn người cha và nỗi đau bệnh tật của người em làm cho Nguyễn Thế Anh không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Tuổi thơ của Thế Anh là những năm tháng sống khép lòng và cùng chiến đấu bệnh tật với người em. Thay vì vui chơi với bạn bè đồng trang lứa, Thế Anh lại chọn ở nhà chăm sóc em cho ba mẹ may quần áo bởi cuộc sống của gia đình chỉ trông chờ vào nghề may vá. Một số đứa bạn vô tâm thường bảo rằng “nó có đứa em bị điên”, những lúc ấy lòng Thế Anh như thắt lại, trầm buồn như chính con người sâu sắc của Anh. Ngày ôn thi vào đại học, thức khuya ôn bài, Thế Dũng co giật, Thế Anh lại càng thấm thía nỗi đau da cam và quyết tâm thi đậu đại học.
Hiện nay, Thế Anh đã trở thành sinh viên năm 4 ngành tự động hóa, trường Đại học Giao thông - Vận tải TP.HCM và lúc nào Anh cũng luôn phấn đấu học tập. Để có tiền đi học và trang trải cuộc sống, Thế Anh tranh thủ thời gian đi làm và dạy thêm. Các bạn trong lớp vẫn thường thấy Anh sau buổi tan học lại tất bật đạp xe đến một số gia đình làm gia sư cho các em nhỏ. Cảm kích tinh thần vượt khó học tập, một thầy giáo đã mời Thế Anh về phụ giúp và đảm nhận việc lắp ghép tủ điện “không chỉ có tiền phụ giúp gia đình em còn tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm vốn sống cho mình” - Thế Anh cho biết.
Nhân kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam và Ngày Hành động vì nạn nhân CĐDC, Thế Anh mong muốn “các bạn trẻ cần có cái nhìn đúng về nạn nhân bị nhiễm CĐDC. Những ánh mắt xa lánh, kỳ thị của các bạn vô tình làm cho nỗi đau của người trong cuộc càng đau xót. Hơn hết chúng tôi cần sự chia sẻ. Sự chia sẻ ấy là tinh thần động lực để gia đình tôi và những gia đình khác cùng chung hoàn cảnh vươn lên xây dựng cuộc sống”.
Chia tay gia đình ông Nguyễn Văn Thỉ, nhưng hình ảnh 2 anh em Nguyễn Thế Anh đọng lại như là biểu tượng của tinh thần vượt khó, vươn lên trong cuộc sống. Tôi cầu chúc cho Thế Anh luôn vững chãi trên con đường học tập và cầu chúc cho Thế Dũng sức khỏe chiến đấu với nỗi đau da cam để ông Thỉ vơi bớt phần nào nỗi lo “không biết mai mốt tôi chết đi thì lấy ai chăm sóc cho nó”...
KIM HÀ

Nỗi đau chất độc da cam/dioxin

Nam. Nhân dịp kỷ niệm “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam” (10-8), phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Ngọc Thái, UVBCH TWHNNCĐDC/dioxin VN, Chủ tịch Tỉnh hội NNCĐDC/dioxin Bình Dương về những hậu quả của thứ chất độc hủy diệt này và cuộc hành trình đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) Việt Nam.


- Thưa ông, hẳn từng chứng kiến những nỗi đau da cam mà chiến tranh đã gây ra cho người dân Việt
Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, ông có thể nói thêm về tác hại của chất độc này?
- Những khi tiếp xúc trực tiếp với các NNCĐDC/dioxin lòng tôi luôn xúc động vì nỗi đau về thể xác mà họ là những người vô tội phải gánh chịu, nỗi  đau về tinh thần mà không những bản thân họ, gia đình họ cũng đang chịu đựng bấy lâu nay.
Trong lịch sử loài người chưa có cuộc chiến tranh hóa học nào có thể so sánh với cuộc chiến tranh hóa học quy mô lớn nhất, kéo dài ngày nhất mà quân đội Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam. Từ năm 1961-1971 đã có khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học (61% là chất da cam chứa 366kg dioxin) rải xuống 24,67% diện tích tự nhiên toàn miền Nam Việt Nam Trong thời chiến tranh, Mỹ ngụy chia Việt Nam thành 4 vùng chiến thuật, thì cả 4 vùng từ Quảng Trị đến Cà Mau đều bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin với các mức độc khác nhau. Hậu quả tức thời là 3.060 triệu ha rừng bị tàn phá theo nhiều mức độ. Ngoài ra, nhiều nguồn tài nguyên, lâm sản khác như cây thuốc, song mây, dầu nhựa, thú rừng... bị tiêu diệt. Chất độc da cam/dioxin đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, trong đó khoảng 3 triệu người là nạn nhân, nhiều nạn nhân là trẻ em (cả thế hệ con, cháu). Hàng vạn người đã chết, hàng triệu người bị các bệnh ung thư và bệnh nan y khác cùng con cháu họ bị dị dạng, dị tật đang phải sống trong đau khổ, nghèo khó do di chứng tàn khốc của chất độc da cam/dioxin.
- Cuộc đấu tranh đòi công lý cho các NNCĐDC/dioxin Việt Nam sẽ tiếp tục theo hướng nào?
- Theo Giáo sư - Luật sư Lê Văn Đạt, Ủy viên Thường vụ Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam: với luật pháp Mỹ, phán quyết của một tòa phúc thẩm (TPT) chỉ có phạm vi của TPT đó, trong khi ở Mỹ có 12 TPT. TPT mà các NNCĐDC/dioxin Việt Nam gửi đơn kiện là tòa số 2, bao gồm New York và một số bang xung quanh. Phán quyết của tòa số 2 không có giá trị với 11 TPT khác. Giáo sư - Luật sư Lê Văn Đạt còn đề cập tới khả năng các NNCĐDC/dioxin Việt Nam khởi kiện tại một số nước thứ 3, hoặc lên một số Tòa án Quốc tế như Tòa án Quốc tế Vì công lý (ICJ) tại The Hague hay Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). 5 năm qua, vụ kiện chất độc da cam tại Tòa án Mỹ đã thu được những thắng lợi, có ý nghĩa tích cực, đáng khích lệ, bước đầu đạt được một số yêu cầu đề ra trước khi tiến hành vụ kiện.
- Trong những năm qua Bình Dương có những chính sách gì để xoa dịu một phần mất mát, đau thương của những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, thưa ông?
- Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam được thành lập ngày 17-12-2003, là tổ chức xã hội đặc thù, thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội được Đảng, Nhà nước giao. Hội được thành lập nhằm huy động mọi tiềm năng xã hội; tạo mọi điều kiện chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC/dioxin và gia đình hòa nhập cộng đồng và thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của công dân. Hội thực hiện cuộc đấu tranh đòi công lý cho NNCĐDC/dioxin buộc phía Mỹ phải có trách nhiệm tham gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do họ gây ra.
Những năm qua, Hội NNCĐDC/dioxin Bình Dương đã vận động để xây dựng 5 căn nhà “Đại đoàn kết” cho nạn nhân với số tiền 64.736.000 đồng, hỗ trợ tiền tết và kỷ niệm Ngày Da cam hàng năm 518.909.000 đồng, hỗ trợ học sinh, sinh viên 2.000.000 đồng, tổ chức đoàn đi thăm NNCĐDC/dioxin các địa phương.
Riêng năm 2010, tới nay Hội NNCĐDC/dioxin Bình Dương đã tổ chức thăm tặng quà, tiền cho các NNCĐDC với số tiền  209.900.000 đồng. Hội đã có buổi họp chuyên đề do Sở Nội vụ chủ trì với các Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính, Hội Chữ thập đỏ. Hội đã gửi toàn bộ hồ sơ và bản hướng dẫn thành lập hội tới 5 huyện, thị thông qua các vị Chủ tịch UBND huyện, thị. Hội đã và đang xây dựng chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội NNCĐDC/dioxin với các Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong.
- Xin cảm ơn ông!
VĂN SƠN (thực hiện)



 
 Tiến sĩ- bác sĩ Phạm Ngọc Thái (giữa) thăm hỏi tặng
 quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở phường
 Định Hòa(TX.TDM)
Chiến tranh đi qua đã để lại những nỗi đau có tên gọi “da cam” vẫn còn in hằn lên hàng triệu người dân Việt

Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Sẽ vận động 15.000 phần quà tặng người nghèo, nạn nhân chất độc da cam nhân dịp tết

Thực hiện chương trình “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, năm nay dự kiến Hội Chữ thập đỏ tỉnh sẽ vận động 15.000 phần quà với trị giá khoảng 3 tỷ đồng, tặng người nghèo và nạn nhân chất độc da cam. Song song đó, trong năm tổ chức hội còn thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, bảo đảm 100% cơ sở hội khảo sát, lập hồ sơ các đối tượng cần giúp đỡ; xây tặng 50 căn nhà tình thương cho người nghèo...
Năm 2009, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã thực hiện công tác xã hội đạt trên 46 tỷ đồng, giúp 116.000 lượt người. Cụ thể, cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đạt trên 24 tỷ đồng; phong trào “Xây tặng nhà tình thương” đã thực hiện được 58 căn nhà trao tặng hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở; phong trào “Giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” vận động gần 24 tỷ đồng đã giúp cho nhiều hoàn cảnh khó khăn do thiếu vốn làm ăn vươn lên...
Thu Thảo

Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, “Nỗi đau da cam” bao giờ nguôi ngoai?


Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

Tối 9-8, nhân dịp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tổ chức kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam và Ngày Vì nạn nhân CĐDC, phóng viên Báo Bình Dương đã gặp gỡ, trao đổi với đại diện các ngành chức năng và doanh nghiệp về các hoạt động chăm lo nạn nhân CĐDC và bảo vệ môi trường khỏi thảm họa da cam...

Một trong những tiêu chí để xác định đó là nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học dioxin thì người đó phải mắc 1 trong 17 loại bệnh, gồm: ung thư phần mềm; u lympho không Hodgkin; u lympho Hodgkin; ung thư phế quản - phổi; ung thư khí quản; ung thư thanh quản; ung thư tiền liệt tuyến; ung thư gan nguyên phát; bệnh đau tủy xương ác tính; bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính; tật gai sống chẻ đôi; bệnh trứng cá do clo; bệnh đái tháo đường type 2; bệnh Porphyrin xuất hiện chậm; các bất thường sinh sản; các dị dạng, dị tật bẩm sinh đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học dioxin và rối loạn tâm thần.

TS, BS PHẠM NGỌC THÁI, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Bình Dương: Nạn nhân CĐDC/dioxin suốt đời gánh chịu nhiều nỗi đau.
Cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam đã gây ra hậu quả hết sức tai hại và lâu dài đối với môi trường sống và sức khỏe con người. Chúng tôi đã làm cuộc điều tra, được biết Bình Dương hiện có 5.214 nạn nhân CĐDC và đến thời điểm này chỉ có 752 nạn nhân được hưởng chế độ, chính sách của tỉnh. Số còn lại đang tiếp tục làm thủ tục.  
Thời gian qua, chăm lo đời sống cho nạn nhân CĐDC, các cấp, các ngành, đoàn thể đã đặc biệt quan tâm. Riêng hội cũng có nhiều hoạt động thiết thực dành cho nạn nhân CĐDC như giúp đỡ bằng tiền, tặng quà, xây nhà đại đoàn kết... dù vậy, có thể nói đời sống của nạn nhân CĐDC gặp nhiều khó khăn. Với họ không chỉ khó khăn về vật chất, mà chính là nỗi đau về thể xác, tinh thần. Vì thế, về phía mình, hội đang làm hết sức để chăm lo cho nạn nhân CĐDC. Hội cũng đã kêu gọi các các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... đóng góp thành lập Quỹ Nạn nhân CĐDC. Với quỹ này, trước tiên, hội lo cái ở cho nạn nhân để họ an cư, từng bước lạc nghiệp. Tiếp đó là đào tạo nghề, lo cho con cái họ đi học. Những nạn nhân nào cần vốn chăn nuôi, sản xuất... thì sẽ được hỗ trợ vốn. Ngoài ra, hội sẽ dành một phần lớn để phục hồi chức năng cho nạn nhân CĐDC.
Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh ra đời với sứ mệnh lịch sử là vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân CĐDC; giáo dục, động viên nạn nhân vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng; tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách và tư vấn, phản biện các chính sách đối với nạn nhân CĐDC; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nạn nhân; đại diện duy nhất cho các nạn nhân trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, trong đấu tranh buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học do họ gây ra. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động của hội rất yếu. Nguyên nhân là do chúng ta chưa có tổ chức hội cơ sở. Do đó, trong thời gian tới, hội tiếp tục củng cố tổ chức để hội thực sự là điểm tựa cho nạn nhân CĐDC.
 Ông NINH QUỐC BÌNH, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chung tay hành động vì nạn nhân da cam


Bình Dương là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh hóa học do đế quốc Mỹ gây ra và đã có hàng trăm trường hợp bị chết vì di chứng của da cam hoặc sống với những hình hài bị dị dạng, què quặt, bại liệt, vô sinh... Họ sống mà như không, không biết khóc biết cười, vô hồn nhưng đau đớn dằn xé cả cuộc đời.
Vì vậy, mỗi chúng ta - những tổ chức, cá nhân, đoàn thể hãy chung tay chia sẻ nỗi đau với nạn nhân da cam bằng tấm lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”. Nhân đây, tôi cũng mong muốn những nạn nhân da cam hãy cố gắng vượt qua nỗi đau bệnh tật cùng với cộng đồng xây dựng cuộc sống mới dưới sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. 
Ông ĐÀO VĂN LAI, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Vật liệu và Xây dựng Bình Dương: Chia sẻ là trách nhiệm của chúng tôi
Đã từng tận mắt chứng kiến nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam nên tôi hiểu và cảm thương cho những hoàn cảnh ấy. Đồng cảm chia sẻ với nạn nhân da cam không chỉ là hành động của tình thương mà còn là trách nhiệm của chúng tôi và toàn xã hội. Sự đóng góp dù ít hay nhiều nhưng đó là tình cảm chân thành mà mọi người muốn gửi tới những nạn nhân da cam. Hy vọng rằng, sự chia sẻ của chúng tôi là nguồn động lực về tinh thần để các nạn nhân da cam vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống.
Ông NGÔ VĂN LUI, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương: Chúng tôi muốn góp phần xoa dịu nỗi đau da cam


Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau da cam thì vẫn còn hằn in trên thể xác lẫn tinh thần của nạn nhân. Chúng tôi may mắn hơn các nạn nhân, không bị ảnh hưởng của chất độc hóa học. Sự chia sẻ của toàn thể cán bộ, nhân viên, công nhân trong công ty nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau da cam của các nạn nhân và gia đình họ. Ngoài sự đóng góp, hỗ trợ cho Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin của tỉnh 120 triệu đồng, nhân Ngày Hành động vì nạn nhân CĐDC, công ty chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm 2 gia đình đặc biệt khó khăn có con, em bị nhiễm CĐDC nặng để hỗ trợ.
THU THẢO - KIM HÀ

50 năm - nỗi đau từ thảm họa da cam

Ngày 10-8-1961, quân đội Mỹ mở chiến dịch rải chất độc da cam (CĐDC) tại huyện Ngọc Hồi - Kontum, chính thức sử dụng vũ khí hóa học vào cuộc chiến tranh với Việt Nam. Nửa thế kỷ qua đi song sự tàn phá của chất dioxin chết người ấy không dừng lại, vẫn tiếp tục hủy hoại những thế hệ sau người lính, người dân vô tội đã trở về từ trong vùng hóa chất; không ít nạn nhân là trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba... đang gánh chịu thảm họa của CĐDC.
Việt Nam hiện có khoảng 4,8 triệu người bị phơi nhiễm loại hóa chất độc hại này; đặc biệt đã di truyền sang đời thứ ba với hơn 3 triệu người; trong đó có 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Riêng tỉnh Bình Dương hiện có 5.124 nạn nhân CĐDC/dioxin, trong đó 2.841 nạn nhân trực tiếp, chiếm 54,49% và 2.359 nạn nhân gián tiếp ảnh hưởng bị những căn bệnh quái ác gây nên bao thảm cảnh đau lòng.
Các nạn nhân CĐDC thường dị tật bẩm sinh, mắc nhiều loại bệnh mãn tính khác nhau, thời gian điều trị lâu dài, sức khỏe yếu, tuổi thọ ngắn. Họ bị thiệt thòi do hạn chế trong sinh hoạt, lao động, học tập, khó có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, xã hội... khó kiếm việc làm phù hợp, thu nhập thấp, phần lớn lâm vào cảnh ngộ nghèo đói triền miên, khó khăn trong việc tự nuôi sống bản thân. Xem ra, họ là người “nghèo nhất trong những người nghèo, khổ nhất trong những người khổ”! Vì vậy, các nạn nhân CĐDC chăm lo của Nhà nước cần có sự chung tay, góp sức của  các tổ chức trong, ngoài nước, các nhà hảo tâm cùng cộng đồng xã hội giúp đỡ chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện sống để họ vươn lên hòa nhập cộng đồng, bù đắp phần nào nỗi bất hạnh, vượt qua mặc cảm bệnh tật, đói nghèo. Cả xã hội cần rộng mở tấm lòng, dang rộng vòng tay nhân ái để chia sẻ đau thương với nạn nhân CĐDC. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là đạo lý, tình người; không chỉ nhằm xoa dịu nỗi đau da cam mà còn gắn với lòng tri ân những người đã chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nhân kỷ niệm “50 năm thảm họa da cam tại Việt Nam” (10.8.1961 - 10.8.2011), nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh, kiên trì đòi những kẻ gây ra tội ác phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân và người thân của họ đã phải gánh chịu tai họa, nỗi đau dai dẳng, bất hạnh trong đời. Công lý phải được thực thi, thế giới rồi sẽ không tái diễn thảm họa, tàn bạo hủy diệt con người và môi trường như thế này lần nữa.
THANH NHÀN


“Nỗi đau da cam” bao giờ nguôi ngoai?

Chiến tranh đã đi qua, nhưng nỗi đau vẫn còn đó, còn cần lắm sự đồng hành, chia sẻ của cộng đồng xã hội. Đó cũng chính là ý nghĩa của đêm kỷ niệm 50 năm thảm họa chất độc da cam (CĐDC)/dioxin 

Các cựu chiến binh bị nhiễm CĐDC trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại lễ kỷ niệm
vào tối qua tại Trung tâm Văn hóa tỉnh do Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương cùng các ban, ngành, đoàn thể tổ chức.


 

Nỗi đau còn đó!
Đã hàng chục năm qua rồi, nhưng mỗi lần nhắc đến những khoảnh khắc sống còn giữa cái chết và sự sống, nhất là ký ức về những chất độc thảm họa do đế quốc Mỹ rải xuống vùng tranh chấp vẫn còn làm cho những người chiến sĩ phải kinh hoàng. “Khủng khiếp không tả được
cháu à” - chú Đoàn Hoàng Sơn, xã Chánh Mỹ, TX.TDM tâm sự. Chú tham gia chiến trường từ những năm 1968. Lúc đó, chú cùng đồng đội đang tham gia chiến đấu tại vùng biên giới Tây Ninh, Campuchia thì những thùng thuốc đã được rải xuống. “Cay và khó chịu ghê gớm lắm. Các chiến sĩ phải lấy cả nước tiểu để rửa mặt rồi cố gắng chạy khỏi vùng thuốc độc”, chú nhớ lại. Và rồi chiến tranh qua đi, chú trở về với thương tật 45% (thương binh 3/4) lại thêm khói thuốc độc hoành hành đã làm cho cơ thể chú không yên. Những căn bệnh tiểu đường, biến chứng đủ thứ đeo bám cuộc sống của chú và gia đình cùng năm tháng.
Cô Phạm Thị Mai (72 tuổi) khu phố 12, phường Chánh Nghĩa, TX.TDM cũng cùng cảm xúc. “Chiến đấu gian khổ giành được hòa bình, độc lập tưởng cuộc sống của mình sẽ được bình yên nhưng nào ngờ đâu CĐDC còn nằm lại trong cơ thể của mình. Buồn lắm nhưng mình nghĩ rằng, mình đã hy sinh chiến đấu đối mặt với cái chết và sự sống thì giờ đối mặt với bệnh tật cũng phải vượt qua được. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cộng đồng xã hội, chúng tôi cảm thấy thật sự xúc động và chia sẻ phần nào với những nạn nhân CĐDC. Bên cạnh đó, cô nghĩ rằng, mỗi người phải tự lực để vượt qua nỗi đau và khó khăn của mình trong cuộc sống”.


Gia đình nạn nhân CĐDC giao lưu với khán giả trong đêm kỷ niệm
Còn gia đình vợ chồng cô Nguyễn Thị Ven, xã Phước Sang, Phú Giáo thì đã không may mắn khi di chứng ấy đã đến với các con. Vượt qua nỗi khổ đau và khó khăn của hoàn cảnh mình, hai vợ chồng chỉ biết động viên nhau cố gắng sống và làm việc để cưu mang cho các con. “Chúng tôi chỉ lo là khi chết đi rồi thì các con sẽ phải sống làm sao!”. Gia đình cô mong là có một trung tâm dành cho những nạn nhân CĐDC có nơi nương tựa...
Không tiếc thân mình để tham gia chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, trở về với cuộc sống đời thường mang trong mình nỗi đau, mất mát không bao giờ có thể dứt bỏ được. Nỗi đau đó còn để lại cho những đứa con, người cháu với những dị tật, bệnh tật hết sức tội nghiệp, vậy mà họ vẫn còn một ý nghĩ: “Thôi thì mình cố gắng vượt qua để đừng là gánh nặng cho đất nước và mọi người!”.
“Xin đừng thờ ơ”
Đó cũng chính là thông điệp mà đêm giao lưu “50 năm thảm họa CĐDC/dioxin” đã diễn ra làm xúc động lòng người. Bởi nỗi đau nào rồi cũng qua, nhưng nỗi đau CĐDC thì vẫn còn đó, còn dai dẳng mãi với thời gian trong hình hài, máu huyết, cơ thể của bao người không thể dứt. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hơn 5.200 người bị nhiễm CĐDC/dioxin, trong đó có những gia đình 7 người bị nhiễm và phần lớn các gia đình nạn nhân có hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Ông Phạm Ngọc Thái, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Bình Dương tiếp nhận tiền ủng hộ nạn nhân CĐDC của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp...     
“Mục đích của chương trình không chỉ là tuyên truyền mà còn để kêu gọi, vận động mọi thành phần, nguồn lực của xã hội để chia sẻ, ủng hộ và giúp đỡ các nạn nhân CĐDC trên địa bàn tỉnh cả về vật chất lẫn tinh thần”, Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC tỉnh Bình Dương Phạm Ngọc Thái cho biết. Quả thật vậy, thông qua đường dây nóng của chương trình đã nhận được hơn 1,5 tỷ đồng từ sự ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội. Nhiều người còn đặc biệt quan tâm, hỏi thăm cách để có thể tham gia ủng hộ cho các nạn nhân.
Thượng tá Nguyễn Công Đồng, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 cho biết: “Ủng hộ và giúp đỡ của mỗi người vừa là trách nhiệm, vừa là sự tri ân đối với những hoàn cảnh bi thương do CĐDC để lại. Tôi xúc động và cũng mong góp phần nhỏ bé của mình cùng với cộng đồng chia sẻ những con người khổ hạnh”. Bạn trẻ Nguyễn Thị Kim Ánh, ĐVTN phường Phú Mỹ, TX.TDM đã không khỏi xót xa khi nhìn những hoàn cảnh khổ đau là nạn nhân của CĐDC. “Mình cảm thấy hết sức thông cảm, chia sẻ và luôn cố gắng hưởng ứng các chương trình ủng hộ nạn nhân CĐDC qua nhiều hình thức, bằng những gì có thể để giúp họ phần nào xoa dịu nỗi đau”. 
Nói về vấn đề này, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Minh Sang nhấn mạnh: “Nhiều người đang sống trong khó khăn, bệnh tật hiểm nghèo và chịu đựng những nỗi đau to lớn về thể chất và tinh thần. Thấu hiểu được nỗi đau ấy, trong thời gian qua, bên cạnh sự giúp đỡ, ủng hộ các nạn nhân da cam của các bạn bè tiến bộ trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chinh sách hỗ trợ cho các nạn nhân khó khăn trong cuộc sống nhằm làm dịu đi những nỗi đau, mang lại niềm tin và sức sống cho hàng triệu nạn nhân trên khắp đất nước. Tỉnh ủy, HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh luôn ghi nhận, biểu dương và trân trọng những đóng góp, hỗ trợ và những tình cảm quý báu của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã dành cho các nạn nhân CĐDC, đặc biệt là những nỗ lực, cống hiến của các tổ chức và cá nhân trong bước đường đấu tranh đòi công lý, công bằng cho các nạn nhân CĐDC Việt Nam”.
Từ năm 2005 đến nay, Ngày Vì nạn nhân CĐDC đã được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát triển thành “Tháng Hành động Vì nạn nhân CĐDC Việt Nam” diễn ra từ 10-8 đến 10-9 hàng năm. Và chúng ta tin tưởng rằng, sự chia sẻ và ủng hộ của cộng đồng không chỉ dừng lại ở một đêm giao lưu vận động đóng góp cho nạn nhân CĐDC mà sẽ còn tiếp tục, tiếp tục được sự chung tay của cộng đồng xã hội như là một hành động thiết thực để chống lại tội ác còn sót lại trên mảnh đất thân yêu này.
 
Mọi sự đóng góp, ủng hộ cho nạn nhân CĐDC, quý độc giả xin gửi về tài khoản 65010000120340, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Dương, điện thoại: 0650.3897500 (Hội Nạn nhân CĐDC tỉnh Bình Dương, lầu 2, số 26, Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú Lợi, TX.TDM).

NGỌC TRINH


Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Thăm, tặng quà nạn nhân chất độc da cam Bến Cát

Ngày 19-8-2010, tại huyện Bến Cát, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do ông Trần Ngọc Tăng - Chủ tịch hội cùng lãnh đạo Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà nạn nhân chất độc da cam của huyện. Đoàn đã ân cần thăm hỏi, động viên các đối tượng, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp các nạn nhân chất độc da cam phấn đấu vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Dịp này, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng quà cho 54 đối tượng là nạn nhân chất độc da cam nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Bến Cát mỗi phần quà trị giá 300 ngàn đồng.

HỮU LIÊM

Bến Cát: Khám bệnh miễn phí cho nạn nhân chất độc da cam, gia đình chính sách

Hướng tới kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ 27-7 và 51 năm Ngày Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin (10.8.1961 - 10.8.2012); đoàn Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin và các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 150 hộ bệnh nhân CĐDC/dioxin, các gia đình chính sách trên địa bàn 2 xã An Tây và Phú An.
Tại các nơi đến, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám và chẩn đoán đa số các bệnh về tim mạch, suy nhược thần kinh, các bệnh về huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, thoái hóa cột sống, đục thủy tinh thể, các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da..., đồng thời hướng dẫn cách điều trị và cấp thuốc miễn phí, với tổng số tiền hơn 20 triệu đồng.
TỐ TÂM - HỮU LIÊM

Chăm lo cho các gia đình chính sách, nạn nhân CĐDC là nghĩa cử cao đẹp phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Ủng hộ hơn 180 triệu đồng vào “Quỹ nạn nhân chất độc da cam”

 

Nhân Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10-8), Bình Dương có 13 đơn vị và 5 cá nhân ủng hộ vào “Quỹ nạn nhân chất độc da cam” của tỉnh với số tiền hơn 180 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cũng đã tổ chức đoàn đi thăm và tặng quà cho một số nạn nhân gặp khó khăn trong tỉnh; đồng thời hội cũng đã phân bổ quà bằng tiền mặt cho các huyện, thị để thăm và tặng cho 405 đối tượng bị nhiễm chất độc da cam, mỗi đối tượng được nhận 400 ngàn đồng, tổng số tiền hơn 160 triệu đồng. Cụ thể TX.TDM tặng 74 người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, Dĩ An 55 người, Bến Cát 53 người, Dầu Tiếng 76 người, Phú Giáo 79 người, Thuận An 19 người và Tân Uyên 49 người.
T.VY

Xoa dịu nỗi đau da cam

 


 
Chiến tranh đi qua đã để lại những hậu quả nặng nề, một số người tham gia chiến đấu khi trở về mang trong mình căn bệnh do bị nhiễm chất độc da cam (CĐDC) và khi lập gia đình họ sinh ra những đứa con hàng ngày phải gánh chịu những nỗi đau trên thân xác đang phải sống trong đau khổ, nghèo khó do di chứng tàn khốc của CĐDC/dioxin. Giờ đây, những nỗi đau ấy đã phần nào được xoa dịu khi họ được sống trong tình thương, sự sẻ chia, chăm sóc của cả cộng đồng, xã hội...
Những nỗi đau lặng lẽ
Trong cái nắng của những ngày hè, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của bà Lê Thị Tuyết, ở phường Phú Lợi (TX.TDM) nhìn thấy đứa con trai của bà là anh Lê Hoàng Sơn (SN 1967) mà xót thương. Từ khi lọt lòng đến nay đã 43 năm nhưng từ vệ sinh, ăn uống của anh Sơn đều do bàn tay của người mẹ tảo tần chăm sóc. Bà Tuyết kể: Lớn lên bà đi cách mạng hoạt động ở vùng Thanh Tuyền thì gặp chồng bà rồi hai người kết hôn. Sống với nhau, vợ chồng bà có 5 người con nhưng anh Sơn phải gánh chịu hậu quả dị tật chân tay khều, không cầm được bất cứ vật gì. Khi có ai đến thăm nom, Sơn cũng chỉ ú ớ vài câu thay tiếng chào. Đây là hậu quả để lại trong chiến tranh mà gia đình bà phải đang gánh chịu.

Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Ngọc Thái, UVBCH TWHNNCĐDC/dioxin VN, Chủ tịch Tỉnh hội NNCĐDC/dioxin Bình Dương, thăm hỏi tặng quà cho nạn nhân CĐD
CĐDC/dioxin cũng hủy hoại niềm hạnh phúc của gia đình anh Nguyễn Văn Thủy ở phường Định Hòa (TX.DTM). Hơn 16 năm qua, trong căn nhà của anh Thủy, đứa con trai của anh là Nguyễn Thế Dũng (SN 1994) luôn vật vã vì những cơn đau theo em từ lúc chào đời. Anh Thủy xúc động kể: “Năm 1960 đến 1973, anh tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị và Tây nguyên. Trong những lần đi rừng ấy, anh đã uống nước suối, ăn rau rừng và có thể bị nhiễm chất độc hóa học. Khi rời quân ngũ, năm 1989 anh lập gia đình và sinh được 2 người con. Không may, đứa con trai của anh đã bị nhiễm CĐDC. Từ lúc sinh ra đến giờ Nguyễn Thế Dũng chỉ biết nằm một chỗ. Hơn 16 năm nay, cuộc sống của Dũng hoàn toàn ở trên giường. Không nói, không đi lại được nên tất cả mọi thứ trong sinh hoạt đều do cha mẹ chăm sóc”. Riêng bản thân của anh Thủy vừa được giám định y khoa với kết quả mất sức lao động 75% do bị nhiễm CĐDC/dioxin. Hiện nay anh đang mang trong mình những thứ bệnh: Tim, huyết áp, thận...
Xoa dịu nỗi đau da cam
Những ai là nạn nhân của CĐDC? Họ là những cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân, du kích, tự vệ, dân công hỏa tuyến đã từng trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở những vùng bị rải CĐDC/dioxin trên chiến trường miền Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ là dân thường sinh sống ở những vùng bị rải hoặc tồn trữ CĐDC/dioxin. Họ còn là một số người trước đây từng phục vụ cho chế độ Sài Gòn cũ, nhưng cũng bị mắc bệnh do tiếp xúc với chất độc hóa học dioxin. Dù lai lịch khác nhau, nhưng họ đều bị nhiễm CĐDC do quân đội Mỹ sử dụng. Các nạn nhân đang mang trong mình những căn bệnh quái ác, di truyền sang đời con, cháu. Họ đã và đang chết dần chết mòn, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong số họ có rất nhiều cảnh ngộ bi đát, tuyệt vọng vì bệnh tật giày vò, cô đơn, không nơi nương tựa. Những gia đình có nhiều nạn nhân càng rơi vào cảnh khó khăn, kiệt quệ. Không thể kể hết những hoàn cảnh thương tâm. Một số cặp vợ chồng nhiều lần sinh mà lần nào cũng là những đứa trẻ dị dạng, không nuôi được. Người mẹ 9 tháng mang nặng đẻ đau, tần tảo nuôi con mấy chục năm mà đứa con vẫn chỉ nằm một chỗ, vô tri vô giác. Có gia đình cha con đều là nạn nhân.
Nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các nạn nhân CĐDC/dioxin, trong thời gian qua các ngành chức năng ở Bình Dương luôn rà soát danh sách và lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang bị dừng trợ cấp để giám định tại Hội đồng Giám định y khoa. Căn cứ vào giám định để giải quyết chế độ trợ cấp cho đối tượng. Hiện nay Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Bình Dương đang tiếp tục phối hợp với các địa phương nắm danh sách và lập hồ sơ theo dõi, quản lý các đối tượng nạn nhân CĐDC/dioxin trên địa bàn huyện, xã; có kế hoạch tổ chức phân loại (A, B, C) về tình trạng bị nhiễm CĐDC của từng đối tượng để thực hiện việc chăm sóc, giúp đỡ. Đồng thời nắm hoàn cảnh đời sống gia đình các nạn nhân để giúp đỡ xây dựng nhà ở, khám chữa bệnh, hỗ trợ sản xuất... Bình Dương có hơn 4.000 trường hợp bị nhiễm CĐDC/dioxin nhưng trong số đó có khoảng 10% được công nhận là chất độc này được hưởng trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang bị dừng trợ cấp. Lý do là vì họ không đủ điều kiện theo quy định hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
“Xoa dịu nỗi đau da cam” là việc làm không của riêng ai. Các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với nạn nhân CĐDC/dioxin đã có nhiều sửa đổi, bổ sung và vẫn trong quá trình hoàn thiện nhằm thực hiện sự công bằng xã hội đối với những người có công với đất nước, đối với mọi nạn nhân là dân thường. Điều này đã giúp cho các nạn nhân vượt qua những đau đớn về thể xác, tinh thần do bệnh tật gây ra.
TƯỜNG VY - NHÂN QUANG
Theo điều tra năm 1999, Bình Dương có hơn 4.000 đối tượng bị nhiễm CĐDC/dioxin. Những người bị nhiễm đã và đang mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo như: Ung thư, suy nhược thể lực, đái tháo đường, rối loạn thần kinh...

Thành lập Hội NNCĐDC/dioxin sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau da cam

Theo ông Phạm Ngọc Thái, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin tỉnh, Tỉnh hội đang cố gắng vận động các huyện, thị thành lập Hội NNCĐDC/dioxin. Theo phương hướng đề ra năm 2012, 3 huyện, thị: Bến Cát, TX.Dĩ An, TX.TDM sẽ thành lập huyện hội, trong đó Huyện hội Bến Cát đã được thành lập tháng 2-2012. Hội NNCĐDC/dioxin ra đời sẽ là cầu nối giữa nạn nhân da cam và chính quyền địa phương, cũng như thông qua hội vận động các Mạnh Thường Quân giúp đỡ các nạn nhân da cam khó khăn, ổn định cuộc sống; đồng thời giúp các nạn nhân hòa nhập cộng đồng... Để các huyện, thị còn lại nhanh chóng được thành lập Hội NNCĐDC/dioxin, Tỉnh hội rất mong nhận được sự quan tâm từ phía lãnh đạo chính quyền địa phương.
 
Thành lập Hội NNCĐDC/dioxin sẽ góp phần xoa dịu nỗi đau da cam
T.LÝ

Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh tổng kết hoạt động năm 2010



TTĐT – Sáng 30-3, tại UBMTTQVN tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Bình Dương (NNCĐDC) tổng kết hoạt động năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011. Tham dự có bà Mai Thị Dung – Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị.
Trong năm 2010, Hội NNCĐDC tỉnh đã gửi nhiều văn bản xuống các huyện, thị để thông báo, hướng dẫn địa phương có phương án tổ chức vận động và thành lập Hội ở các huyện, thị. Tỉnh Hội đã liên hệ với các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị rà soát danh sách các NNCĐDC ở địa phương; kết hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh về nạn nhân da cam, kêu gọi sự đồng cảm và đồng lòng giúp đỡ các nạn nhân da cam.

Có 407 NNCĐDC tỉnh hưởng các chính sách của Nhà nước, Tỉnh Hội thường xuyên kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ NNCĐDC được hơn 217 triệu đồng, trong đó một số đơn vị thường xuyên hỗ trợ như UBMTTQVN tỉnh, Công ty Cao su Dầu Tiếng, Thông tấn xã Việt Nam – Phân xã Bình Dương, Công ty TNHH Lode Star…

Ông Phạm Ngọc Thái - Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh

Tỉnh Hội thường xuyên tổ chức các đoàn đi thăm các NNCĐDC vào các dịp lễ, tết, ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” (10/8)…để động viên, thăm hỏi các gia đình bệnh tật nặng, khó khăn trong đời sống, động viên, an ủi giúp NNCĐDC cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Kế hoạch năm 2011: xây dựng hệ thống mạng lưới hệ thống Hội ở các huyện, thị và nâng số hội viên; kêu gọi và động viên các tổ chức, cá nhân ủng hộ NNCĐDC; tập huấn kiến thức, kỹ năng, chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC hòa nhập cộng đồng; thành lập Quỹ NNCĐDC theo tinh thần Công văn số 260/TWH-TCSS ngày 22/10/2009 của Trung ương Hội NNCĐDC/Dioxin Việt Nam…

Hoàng Phạm

Huyện Bến Cát: Thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Huyện Bến Cát: Thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Sáng 22-2- 2012, Ban vận động thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin huyện Bến Cát đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NNCĐDC/dioxin nhiệm kỳ 2012-2016.
 Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có 96 NNCĐDC/dioxin đang được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Nhằm giúp họ vơi đi phần nào nỗi đau, vươn lên hòa nhập cộng đồng, thời gian qua, Ban vận động thành lập Hội NNCĐDC/dioxin huyện đã triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để tiến hành công tác chuẩn bị thành lập hội.
Phát biểu tại đại hội, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Phạm Ngọc Thái đã đánh giá cao kết quả triển khai vận động thành lập hội của huyện Bến Cát; đồng thời, mong muốn các ban ngành, đoàn thể của huyện, các nhà hảo tâm bằng những hành động, việc làm thiết thực hãy giúp đỡ những NNCĐDC và gia đình họ vơi bớt khó khăn trong cuộc sống, góp phần bù đắp những mất mát, thiệt thòi mà họ đang phải gánh chịu.
 Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2012-2016 gồm 11 người. Nhân dịp này, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng và Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa đã ủng hộ Quỹ chăm sóc NNCĐDC/dioxin huyện 40  triệu đồng.
THIÊN LÝ

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Chất độc da cam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chiếc máy bay số hiệu UH-1D từ Đại đội không quân 336 đang rải chất diệt cỏ trong vùng rừng của châu thổ sông Mê Kông, 26/07/1969

Hormone thực vật, một phần của Chất độc da cam
Chất độc da cam (viết tắt: CĐDC, tiếng Anh: Agent Orange - Tác nhân da cam) là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chất này đã được dùng trong những năm từ 1961 đến 1971 và nhiều người cho rằng đã làm tổn thương sức khỏe của những người dân thường cũng như binh lính Việt Nam, lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand có mặt như quân đồng minh của Mỹ mà có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của CĐDC là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. CĐDC là một chất lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).
Đến năm 1971, CĐDC không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.

Ảnh hưởng đến con người

Người ta đã tìm thấy CĐDC có chứa chất độc dioxin, nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở cả người Việt lẫn các cựu quân nhân Hoa Kỳ.

2,3,7,8-TCDD, một loại dioxin gây ô nhiễm
Tuy nhiên, Giáo sư Alvin L. Young - chuyên gia dioxin nói rằng "Không có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và dioxin đã được sử dụng", và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên, giáo sư lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu trước khi thoái biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại."[1]. Còn theo Cựu Đại sứ Mỹ tại VN ông Michael Marine vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên ông đã công bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ô nhiễm dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng[2].

Các vụ kiện của nạn nhân chất độc da cam

Vụ kiện của cựu binh Mỹ tham gia Chiến tranh Việt Nam

Năm 1984, từ phiên tòa của quan tòa Jack Weinstein, 7 công ty hóa chất Mỹ đã bồi thường 180 triệu đô la cho các cựu chiến binh Mỹ nhưng bác bỏ trách nhiệm về tác hại của chất diệt cỏ mà họ đã cung cấp cho quân đội[3].

Vụ kiện cựu binh Đức

Vụ kiện cựu binh Úc

Vụ kiện cựu binh Hàn Quốc

Ngày 25 tháng 1 năm 2006, Toà án dân sự cấp cao Seoul đã ra phán quyết buộc hai công ty hoá chất Dow Chemical tại Midland, MichiganMonsanto tại St. Louis, Missouri phải bồi thường 62 triệu USD phí chăm sóc sức khoẻ cho 6.800 người gồm các cựu binh Hàn Quốc từng tham chiến tại Việt Nam và gia đình của họ. Đây là lần đầu tiên một toà án ở Hàn Quốc ra phán quyết có lợi cho nạn nhân chất độc hoá học da cam[4][5].

Vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam


Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng cùng với những trẻ em nhiễm chất độc da cam, được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ.
Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi nạn nhân CĐDC, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - VAVA) đã kiện hơn 30 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất CĐDC lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác. Trước đây nhiều cựu quân nhân Hoa Kỳ đã thắng một vụ kiện tương tự.
Các nạn nhân tham gia kiện gồm có:
  1. Phan Thị Phi Phi
  2. Nguyễn Văn Quý
  3. Dương Quỳnh Hoa (đã mất tháng 2 năm 2006)
Vào ngày 10 tháng 3 năm 2005, quan tòa Jack Weinstein (thuộc Tòa án liên bang tại quận Brooklyn) đã bác đơn kiện, quyết định rằng những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp luật. Quan tòa kết luận rằng CĐDC đã không được xem là một chất độc dưới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó; rằng Hoa Kỳ không bị cấm dùng nó để diệt cỏ; và những công ty sản xuất chất này không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền.
Chính phủ Hoa Kỳ, vốn có quyền miễn tố (sovereign immunity), không phải là một bị cáo trong đơn kiện. Tuy nhiên, vào năm 1984 cũng từ phiên tòa của vị quan tòa này, chính các công ty trên đã chi khoảng 180 triệu USD cho các gia đình người Mỹ là cựu chiến binh Việt Nam mặc dù không thừa nhận có hành động sai trái.
Hai mươi mục trong phán quyết của thẩm phán Jack Weinstein ngày 10 tháng 3 về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đối với các công ty hoá chất đã được phân tích của Mandrew Wells-Dang, đại diện Quỹ Hoà giải và Phát triển tiếng Anh (tiếng Việt phần 1, và tập 2).
Ngày 7 tháng 4 năm 2005 các nguyên đơn Việt Nam đã tiếp tục gửi đơn kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm của Mỹ đòi lật lại quyết định của tòa sơ thẩm.
Tòa Phúc thẩm Khu vực 2 tại Manhattan bắt đầu xem xét lại vụ kiện vào tháng 6 năm 2006, ra phán quyết vào tháng 2 năm 2007 đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm.

Chú thích

  1. ^ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam THÔNG CÁO BÁO CHÍ, ngày 22/6/2007
  2. ^ Mỹ có tài trợ nhỏ để nghiên cứu tẩy dioxin ở Đà Nẵng
  3. ^ BBC, Giữ nguyên phán quyết vụ dioxin, 23/2/2008
  4. ^ VietNamNet, Tòa án Mỹ bác đơn kiện của nạn nhân da cam VN, 23/2/2008
  5. ^ NYNewsday

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tiếng Anh
Tiếng Việt
Trên các báo Việt Nam